Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu khác logo, thương hiệu hay tên thương mại không? hay Tôi muốn đăng ký bảo hộ độc quyền logo thì làm thế nào?. Đây là những cậu hỏi mà DNG Brand thường gặp khi tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Loạt bài viết sau sẽ trả lời những câu hỏi này.

Khái niệm và giải thích NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.
ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

Đăng ký thương hiệu

Quy trình và thời hạn xử lý đơn Đăng ký Nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Quy trình và thời hạn xử lý đơn Đăng ký Nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu khác logo, thương hiệu hay tên thương mại không? hay Tôi muốn đăng ký bảo hộ độc quyền logo thì làm thế nào?. Đây là những cậu hỏi mà DNG Brand thường gặp khi tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Loạt bài viết sau sẽ trả lời những câu hỏi này. Quy trình và thời hạn xem xét đơn Đăng ký Nhãn hiệu
THỦ TỤC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

THỦ TỤC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Thủ tục bảo hộ Quyền tác giả - Vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Các chủ thể đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

MỤC LỤC:

1.  Những vấn đề chung về quyền tác giả.
2.  Nội dung bảo hộ quyền tác giả.
3.  Thời hạn quyền tác giả.
4.  Thủ tục Đăng ký quyền tác giả.
5.  Lệ phí đăng ký quyền tác giả.

BAO-HO-QUYEN-TAC-GIA.jpg

I.    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ.

1.   Đối tượng quyền tác giả: Bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2.   Căn cứ xác lập quyền tác giả.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

3.   Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định. Chủ sở hữu bao gồm:

  • Tác giả;
  • Các đồng tác giả;
  • Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp hợp đồng với tác giả;
  • Người thừa kế;
  • Người được chuyển giao quyền;
  • Nhà nước.

4.    Cái đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

-   Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
-   Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
-   Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

5.   Nội dung Bảo hộ Quyền tác giả

Bảo hộ quyền tác giả bao gồm bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm như sau:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền:

  • Đặt tên cho tác phẩm.
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình t.hức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản bao gồm các quyền:

  • Làm tác phẩm phát sinh.
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
  • Sao chép tác phẩm.
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

 

bao-ho-quyen-tac-gia.png

II.  THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

1. Cách thức nộp hồ sơ.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304.

- Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

- Tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 

2.  Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

Hồ sơ gồm:

-  Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

-  02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

-  Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

3.  Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.  

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

III.  LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ.

Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

STT

Loại hình tác phẩm

Mức thu
(đồng/Giấy chứng nhận)

I

Đăng ký quyền tác giả

1

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000

2

a) Tác phẩm kiến trúc;

b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000

3

a) Tác phẩm tạo hình;

b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000

4

a) Tác phẩm điện ảnh;

b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000

5

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính

600.000

II

Đăng ký quyền liên quan đến tác giả

1

Cuộc biểu diễn được định hình trên:

 

a) Bản ghi âm;

b) Bản ghi hình;

c) Chương trình phát sóng.

200.000

300.000

500.000

2

Bản ghi âm

200.000

3

Bản ghi hình

300.000

4

Chương trình phát sóng

500.000

IV.     THỜI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ.

Quyền tác giả: bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, trong đó:

-    Các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

-    Quyền nhân thân và quyền tài sản dưới đây có thời hạn bảo hộ như sau: 

  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
  • Tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định như sau: Tác phẩm đó có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; 

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ quy định tại 3 điểm trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

V.    NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI DNG

Vì một thương hiệu DNG Brand uy tín và thân thiện, DNG Brand luôn cố gắng mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với các giá trị như sau:

  • LINH HOẠT. Chúng tôi có kỹ năng làm việc qua email/zalo/điện thoại.
  • CHÍNH XÁC. Làm đúng nội dung, đúng trình tự và đúng phát luật.
  • PHÍ TỐT NHẤT. Khách hàng yên tâm với phí dịch vụ tốt nhất.
  • NHANH CHÓNG. Công việc tiến hành nhanh chóng và đúng hẹn.
  • TẬN NƠI. Chúng tôi không ngại di chuyển để hỗ trợ.
  • CHU ĐÁO. Tư vấn và nhắc nhở tận tình sau thành lập.
  • HẬU MÃI. Tư vấn miễn phí 12 tháng sau thành lập.
  • THÀNH CÔNG. DNG Brand luôn theo đuổi cho đến thành công.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về thủ tục bảo hộ quyền tác giả tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Brand qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục bảo hộ quyền tác giả tại Đà Nẵng.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Các tài liệu cần có của đơn ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Tài liệu tối thiểu: 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A; Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Mẫu tờ khai nhãn hiệu, hướng dẫn khai tờ khai NHÃN HIỆU

Tài liệu tối thiểu: 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A; Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đăng ký bảo hộ tên công ty tại Đà Nẵng

Đăng ký bảo hộ tên công ty tại Đà Nẵng

Đăng ký bảo hộ độc quyền tên công ty tại Đà Nẵng DNG Brand sẽ giúp bạn đăng ký bảo hộ độc quyền tên công ty, hướng dẫn điều kiện, thủ tục làm thế nào để đăng ký bảo hộ qua bài viết sau đây.

dang-ky-bao-ho-ten-cong-ty.jpg

I. VẤN ĐỀ ĐẶT TÊN CÔNG TY                                        

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, thì tên công ty gồm hai thành phần:

TÊN CÔNG TY = LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP + TÊN RIÊNG CÔNG TY 

-  Đối với loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “Công ty cổ phần” hoặc “Công ty CP” đối với Công ty cổ phần; được viết là “Công ty hợp danh” hoặc “Công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

-  Đối với tên riêng của công ty: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được. Tên riêng của công ty do Doanh nghiệp tự quyết định về nội dung, độ dài ngắn, hình thức. Và được bảo hộ theo quy định "Tên Thương mại" của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đối với Tên riêng Công ty. 

Theo khoản 21 Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Sửa đổi bổ sung 2009) giải thích Tên thương mại được hiểu là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt nhận biết rõ ràng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Theo Nghị định Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

Tuy nhiên, các Doanh nghiệp cần lưu ý, trong giao tiếp thì đa số mọi người sẽ chỉ gọi tên cuối của công ty, ví dụ thường gọi là Nhân Sơn (Công ty TNHH Nhân Sơn, Công ty TNHH Đầu tư Nhân Sơn), như vậy dễ gây nhầm lẫn giữa các công ty.

Nếu bạn muốn người khác không được sử dụng từ "Nhân Sơn" để đăng ký làm tên riêng/một phần tên riêng Công ty thì bắt buộc bạn phải đăng ký bảo hộ độc quyền chữ "Nhân Sơn" dưới dạng đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ. 

II. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN TÊN CÔNG TY DƯỚI DẠNG NHÃN HIỆU

Đăng ký bảo hộ độc quyền tên công ty dưới dạng Nhãn hiệu là thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành để bảo vệ nhãn hiệu của mình không bị các chủ thể khác sử dụng hoặc đăng ký. Nhãn hiệu có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc (tên riêng công ty, logo,... cũng được xem là một nhãn hiệu).

dang-ky-ten-cong-ty.jpg

1.  Điều kiện Bảo hộ độc quyền Nhãn hiệu:

Điều kiện bảo hộ đối với tên công ty (tên thương mại) bao gồm:

- Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng;

- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng

2.  Quy trình thực hiện

a.  Tra cứu sơ bộ đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu

Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu là yêu cầu bắt buộc để Nhãn hiệu không bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền là nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

Quý khách hàng gửi mẫu thương hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ thương hiệu bảo hộ cho DNG Brand để được tra cứu sơ bộ (miễn phí) để biết đươc thương hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không và trên cơ sở đó tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu.

Doanh nghiệp có thể tra cứu (có thu lệ phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả tra cứu chính xác cao hơn.

Đường link tra cứu thương hiệu sơ bộ: iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

b. Soạn hồ sơ bảo hộ thương hiệu

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Brand, quý khách hàng chỉ cần cung cấp những giấy tờ cơ bản sau:

  • 1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • 2. Mẫu nhãn hiệu/thương hiệu cần bảo hộ
  • 3. Ngành nghề kinh doanh chính

Các hồ sơ còn lại, DNG Brand sẽ tiến hành soạn thảo. HOTLINE: 0915 888 404

c.  Nộp đơn tại Cục SHTT

Thời gian 01 ngày, DNG Brand sẽ đại diện nộp đơn cho quý khách hàng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Địa chỉ tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, gồm:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

d.  Theo dõi hồ sơ và trả lời các công văn của Cục sở hữu trí tuệ (nếu có)

Quy trình thẩm định bảo hộ thương hiệu như sau:

Bước 1: Thẩm định hình thức đơn

Thời gian 01 tháng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). Kết quả thẩm định sẽ được gửi về địa chỉ mà bạn đã đăng ký trong tờ khai.

Bước 2:    Công bố đơn

Thời gian 02 tháng, đơn được công báo trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3:  Thẩm định nội dung đơn

Thời gian 09 – 12 tháng, Cục SHTT đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn. Xác định phạm vi bảo hộ tương ứng

  • Trường hợp đủ điều kiện: Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho thương hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện: Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho thương hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 4: Thông báo cấp văn bằng

Thời gian 01 tháng, trường hợp nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

Lưu ý: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”), một nhãn hiệu từ khi đăng ký cho đến khi được cấp bằng bảo hộ mất khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian này có thể kéo dài từ 18 đến 24 tháng, thậm chí hơn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Brand qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Nhãn hiệu tại Đà Nẵng.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Liên hệ DNG Brand để ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 
Hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng Bạn là chủ sở hữu của một công ty và muốn đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền để đảm bảo an toàn cho thương hiệu riêng của mình? Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nguy cơ nhãn hiệu, logo độc quyền bị xâm phạm ngày càng tăng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể giúp bạn giải quyết vấn đề đó.

Ho-so-dang-ky-nhan-hieu.jpg

I. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. Tài liệu chung:

-    03 Tờ khai đăng kí theo mẫu quy định;
-    05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

Trong đó: 

  • Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.
  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong thương hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu thương hiệu có kích thước 80mm x 80mm.
  • Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ

-    Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận 

Trường hợp đơn đăng ký thương hiệu là thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

- Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu;

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

II. LƯU Ý VỀ YÊU CẦU HÌNH THỨC ĐƠN

-  Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn;

 Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải dịch ra tiếng Việt: Giấy ủy quyền; tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác ); các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên; danh mục hàng hóa, dịch vụ…. 

-  Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm;

-  Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

-  Ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập (nều tài liệu gồm nhiều trang );

-  Tài liệu phải được đánh máy hoặc in; không tẩy xoá, không sửa chữa;

-  Đối tượng nêu trong đơn phải được phân nhóm, phân loại chính xác theo quy định.

-  Đối với các tài liệu yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã nhận đơn đầu tiên, công chứng, uỷ ban nhân dân...) thì phải có con dấu xác nhận của cơ quan đó.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-tai-da-nang.jpg

Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với DNG Brand để được hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu.

DNG Brand có thể giúp được gì?

  • Tiến hành tra cứu nhãn hiệu (miễn phí): Yêu cầu bắt buộc để Nhãn hiệu không bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền là nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Để biết được điều này, cần phải tiến hành bước tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu. DNG Brand  có thể tiến hành bước tra cứu nhãn hiệu này cho doanh nghiệp. Thời gian là từ 01-02 ngày sẽ có kết quả.

  • Tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu: Tiếp theo là thay mặt bạn tiến hành mọi thủ tục tiếp theo để đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sau đó, DNG Brand sẽ tiến hành theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp cho tới khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Đừng để đến khi quá muộn mới đăng ký nhãn hiệu. Hãy liên hệ với DNG Brand để được tư vấn về việc tra cứu và đăng ký thương hiệu độc quyền qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

 Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu

Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu

Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu - Ở nước ta, ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng thì các nhãn hiệu khác đều phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại cơ quan có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp thì mới được công nhận và bảo hộ bằng pháp luật.

Vậy để một nhãn hiệu được bảo hộ thì không chỉ có điều kiện về nhãn hiệu mang đi bảo hộ mà còn có điều kiện khác đó là quyền đăng ký nhãn hiệu. Không phải ai cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó trên thị trường. Do đó, trong phạm vi bài viết này, DNG Brand xin tư vấn cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ bất kỳ.

chu-the-nao-duoc-quyen-dang-ky-nhan-hieu.jpg

I.  CĂN CỨ PHÁP LÝ:

-   Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

-   Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

-   Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

II. CHỦ THỂ NÀO CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Có 2 đối tượng được đăng ký (đứng tên hồ sơ về việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu)

  • Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký
  • Cá nhân đứng tên đăng ký

Thông thường, người làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ nhầm lẫn về việc để tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì người sử dụng nhãn hiệu đó phải đăng ký kinh doanh, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Thật may, theo quy định cá nhân vẫn có thể đăng ký đứng tên làm chủ sở hữu của 1 nhãn hiệu bất kỳ chưa có người đăng ký.

Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

  • a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

III.  NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI DNG

Bắt đầu THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP từ năm 2008, đến nay, DNG Brand đã tư vấn cho hàng nghìn doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vì một thương hiệu DNG Brand bền vững, Chúng tôi cam kết dịch vụ với TIÊU CHÍ:

Chính xác. DNG Brand luôn cố gắng thực hiện dịch vụ chính xác, đúng nội dung, đúng yêu cầu, đúng trình tự và đúng pháp luật.

Nhanh chóng. Với kinh nghiệm nhiều năm cho nhiều khách hàng, với kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và kênh làm việc linh hoạt, DNG Brand luôn đặt mục tiêu giải quyết công việc nhanh nhất có thể.

Thành công. DNG Brand đảm bảo việc thành lập và đăng ký luôn thành công; hoặc/và theo đuổi tới cùng để thành công; Sẵn sàng hoàn trả phí đã nhận nếu công việc thực hiện không thành công do lỗi từ DNG Brand.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hãy liên hệ DNG Brand qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Hướng dẫn đăng ký quốc tế NHÃN HIỆU

Hướng dẫn đăng ký quốc tế NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu khác logo, thương hiệu hay tên thương mại không? hay Tôi muốn đăng ký bảo hộ độc quyền logo thì làm thế nào?. Đây là những cậu hỏi mà DNG Brand thường gặp khi tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Loạt bài viết sau sẽ trả lời những câu hỏi này.
Hướng dẫn gia hạn văn bằng bảo hộ NHÃN HIỆU

Hướng dẫn gia hạn văn bằng bảo hộ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu khác logo, thương hiệu hay tên thương mại không? hay Tôi muốn đăng ký bảo hộ độc quyền logo thì làm thế nào?. Đây là những cậu hỏi mà DNG Brand thường gặp khi tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Loạt bài viết sau sẽ trả lời những câu hỏi này.

DỊCH VỤ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI ĐÀ NẴNG

Bài viết bao gồm nội dung giới thiệu, quy trình làm việc, thời gian thực hiện và báo giá DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI ĐÀ NẴNG và Miền trung.

Đăng ký Nhãn hiệu dịch vụ Spa

Đăng ký Nhãn hiệu dịch vụ Spa - Hiện tại, ở Việt Nam ngành spa nổi lên với hàng loạt tai tiếng (thuốc giả, không có chuyên môn, lừa đảo…); và hầu hết những người chọn kinh doanh spa đều kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Đây là hình thức kinh doanh được pháp luật bảo hộ, tuy nhiên chế tài chưa được chặt chẽ nhiều lỗ hổng; dẫn đến khi có tranh chấp xảy ra bạn vẫn rất khó để tự bảo vệ được thương hiệu của mình!

Tất cả những rắc rối trên, bạn có thể vượt qua bằng cách đăng ký thương hiệu dịch vụ spa nhằm bảo hộ thương hiệu spa của riêng mình. Thương hiệu của bạn sau khi đăng ký sẽ được bảo hộ không chỉ bởi pháp luật doanh nghiệp, mà còn cả pháp luật Sở hữu trí tuệ! Đây cũng chính là tiền đề, bàn đạp để bạn có thể đẩy mạnh phát triển thương hiệu của mình không chỉ tại thị trường trong nước mà trên cả thị trường quốc tế.

Để các cơ sở kinh doanh dịch vụ này hiểu hơn về quy trình đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, DNG Brand xin tư vấn sau đây:

dang-ky-nhan-hieu-dich-vu-spa.jpg

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của một cá nhân, tổ chức này với một cá nhân, tổ chức khác. Nhãn hiệu có thể là chữ cái, con số, hình ảnh màu sắc, hoặc sự kết hợp của cả ba yếu tố đó.

Vậy, tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

-    Tăng cường vị trí cạnh tranh: Đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, logo, dấu hiệu nhận biết thương hiệu mà Doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự xâm phạm nào từ cái đối thủ cạnh tranh khác muốn lợi dụng uy tín của doanh nghiệp để trục lợi.

-    Khẳng định uy tín thương hiệu của bạn: Đăng ký nhãn hiệu làm tăng khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp.

-    Ngăn chặn việc vi phạm pháp luật ( nếu có ): Nếu không đăng ký thương hiệu một cách nhanh chóng và kịp thời, nhãn hiệu của bạn có thể bị trùng với các doanh nghiệp khác, có thể bị kiện vì hành vi xâm phạm nhãn hiệu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.

-    Mang lại lợi nhuận cao: Nếu được bảo hộ độc quyền, bạn sẽ thu được lợi nhuận lớn từ việc chuyển nhượng hay bán thương hiệu.

Với thị trường làm đẹp, việc ăn cắp thương hiệu hay làm giả, nhái nhãn hiệu là điều dễ hiểu vì các cửa hiệu mới mở sẽ mong muốn thật nhanh có khách hàng, thay vì mất thời gian rất lâu để xây dựng được uy tín, cảm tình của khách hàng trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho dịch vụ spa là việc làm quan trọng và vô cùng cấp thiết.

II. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO DỊCH VỤ SPA

1.  Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

 Gồm có: 
-    02 Tờ khai đăng kí theo mẫu quy định;
-    Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng kí. ( 09 mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Spa định đăng ký );
Trong đó: 
    + Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
    + Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
-    Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Lưu ý: Đối với đơn đăng kí nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài những giấy tờ trên còn thêm những giấy tờ sau:

-    Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
-    Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
-    Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

2.  Quy trình thực hiện

Bước 1: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo hộ cho DNG Brand để được tra cứu sơ bộ (miễn phí) để biết đươc nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không và trên cơ sở đó tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

Doanh nghiệp có thể tra cứu (có thu lệ phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả tra cứu chính xác cao hơn.

Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

***Nhóm đăng ký nhãn hiệu spa:

Nhóm 44: Dịch vụ thẩm mỹ viện; Chăm sóc sức khoẻ; Dịch vụ trung tâm chăm sóc sức khoẻ; Dịch vụ cắt sửa móng tay; Xoa bóp; Dịch vụ trang điểm. (Tổng 06 dịch vụ)

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Doanh nghiệp sau khi chốt nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ kê khai và hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp nộp đơn tại:

-    Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập (tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh):

    + 386 đường Nguyễn Trãi –  quận Thanh Xuân – Hà Nội.
    + Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
    + Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

-    Nộp qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc tài liệu nộp để kiểm tra khi đối chiếu với bản sao).

 Công văn nhận được lần 1: Kết quả thẩm định hình thức

Thời hạn thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

 Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

 Công văn lần 2: Kết quả thẩm định nội dung

Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn 

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

 Công văn 3: Cấp văn bằng nhãn hiệu độc quyền

Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

( Trên thực tế: thời gian xét nghiệm đơn đăng kí nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng )

3.  Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

" Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm".

Như vậy, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên Doanh nghiệp có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. 

III. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI DNG

Trách nhiệm của DNG Brand trong việc thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

- Thực hiện việc tư vấn cho quý khách hàng về quyền lợi khi đăng ký bảo hộ, thủ tục, thời gian giải quyết việc bảo hộ, tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Thực hiện soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, mô tả nhãn hiệu nộp cho Cục SHTT

- Phối hợp theo dõi, phản hồi các công văn thông báo của Cục theo yêu cầu của Quý khách hàng

- Tư vấn pháp luật để nhận định nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ thành công khi đăng ký để có được khuyến nghị tốt nhất khi đăng ký bảo hộ cho quý khách hàng.

- Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;

- Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;

- Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn đăng ký;

- Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;

- Bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng, tư vấn bảo hộ của quý khách hàng trong suốt quá trình thẩm định đơn cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.

- Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu tại Đà Nẵng. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với DNG Brand qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Nhãn hiệu tại Đà Nẵng.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Liên hệ DNG Brand để ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
THỦ TỤC BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

THỦ TỤC BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU, thủ tục bảo hộ độc quyền thương hiệu tại đà nẵng

Bảo vệ thương hiệu độc quyền từ “gốc”

Bảo vệ thương hiệu độc quyền từ “gốc”

Vấn đề bảo vệ thương hiệu đang trở nên rất “nóng”. Tuy nhiên, việc “đòi” lại thương hiệu, thậm chí việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài cũng chỉ là các công đoạn cuối của quy trình bảo vệ thương hiệu.
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ

Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu khác logo, thương hiệu hay tên thương mại không? hay Tôi muốn đăng ký bảo hộ độc quyền logo thì làm thế nào?. Đây là những cậu hỏi mà DNG Brand thường gặp khi tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Loạt bài viết sau sẽ trả lời những câu hỏi này.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Đăng ký NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN
Đăng ký LOGO ĐỘC QUYỀN
Đăng ký THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN
Bảo hộ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN
Bảo hộ LOGO ĐỘC QUYỀN
Bảo hộ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

Đăng ký SÁNG CHẾ ĐỘC QUYỀN
Bảo hộ SÁNG CHẾ ĐỘC QUYỀN
Dịch vụ ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ
Viết bản mô tả SÁNG CHẾ
Lập bản mô tả SÁNG CHẾ
Yêu cầu bảo hộ SÁNG CHẾ